6 việc quan trọng BẠN PHẢI BIẾT, nếu muốn đi Nhật làm việc.

Nhật Bản đã, đang  và sẽ là một trong những thị trường tốt nhất đối với lao động Việt Nam, phần lớn những người qua Nhật làm việc với mục đích chính là “kiếm tiền”.

Nhật Bản đang là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất đối với lao động Việt Nam, phần lớn đối tượng người lao động tham gia là lao động phổ thông, nghèo khó, nhận thức còn hạn chế.

Chính vì sự thiếu hiểu biết về chương trình nên rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm khi lựa chọn công ty môi giới, đi theo sự chỉ dẫn của “cò mồi” để dẫn đến chi phí đội lên cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, tiền mất tật mang và dù bỏ rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đi được.

Dưới đây chúng tôi tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà người lao động phải nắm được khi bắt đầu tham gia. Chắc chắn người lao động sẽ có cái nhìn rõ nhất đối với thị trường Nhật Bản, hoàn toàn có thể định hướng cho bản thân hoặc những người xung quanh.

1. XKLĐ đi Nhật Bản và chương trình Thực tập sinh kỹ năng là một:

Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam qua hai hình thức chủ yếu: visa thực tập sinh dành cho lao động phổ thông (bao gồm cả lao động có tay nghề, bằng nghề phổ thông từ cao đăng trở xuống như: may, hàn, xây dựng, mộc, …).

[QC] Đất nền chơn thànhđất nền chơn thành bình phướcđất nền chơn thành giá rẻ

Loại visa lao động thứ 2 là visa kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học ở VN và thường yêu cầu năng lực tiếng.

Đối với chương trình thực tập sinh, người lao động được trợ cấp tháng đầu và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng lao động giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận ký tại Việt Nam.
Không như các thị trường lao động ngoài nước khác, chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có nhiều chuẩn mực riêng nhưng nó vẫn giữ bản chất là chương trình xuất khẩu lao động. Bởi, hầu hết người lao động tham gia đều với mục đích tìm kiếm thu nhập tốt hơn so với làm việc ở trong nước. Nhưng không thể loại bỏ một bộ phận không nhỏ tham gia với mục đích chính là để rèn thêm tiếng Nhật, học hỏi kinh nghiệm làm việc và văn hóa lao động từ Nhật Bản.


Thực tập sinh là gì?
Tầm nhìn:
Thực tập sinh Nhật Bản là chương trình giúp tu nghiệp sinh sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ – thợ.
Thời gian thực tập: Tổng thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ năng không quá 3 năm. Thời gian tu nghiệp dưới 6 tháng sẽ không được tham gia thực tập kỹ năng.
Nơi làm việc: Nhà máy, xí nghiệp đã trải qua tu nghiệp
Tư cách lưu trú: Chuyển từ tư cách “Tu nghiệp” sang “Hoạt động chỉ định đặc biệt”.

Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển.

[QC] Đất nền chơn thànhđất nền chơn thành bình phướcđất nền chơn thành giá rẻ

Sứ mệnh:
Sứ mệnh của chương trình Thực tập sinh kỹ năng là giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy sự năng động hoá, quốc tế hoá trong hoạt động sản xuất của mình đồng thời hỗ trợ tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam.
Sau khi kết thúc thời gian học tập và làm việc tại các nghiệp đoàn, công ty, xí nghiệp tiếp nhận của Nhật Bản thực tập sinh sẽ trở về nước và sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng làm việc, khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất đã được học trong thời gian tu nghiệp để áp dụng vào công việc và cuộc sống của TTS khi trở về nước, giúp cho nền công nghiệp của đất nước mình được phát triển.
Thực tế là cơ hội việc làm của các bạn sau khi về nước là rất cao vì nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh Nhật Bản về nước làm việc đăng tăng mạnh. Đọc ngay bài viết này để có được những thông tin quan trọng về cơ hội việc làm sau khi kết thúc hợp đồng lao động tại Nhật nhé! Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 80.000 người vào làm việc với tư cách thực tập sinh từ các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Philippin …
Đã có 15 quốc gia tham gia chương trình phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc với số lượng thường xuyên, Việt Nam chính thức tham gia ký kết thoả thuận hợp tác vào 25/09/1992. Hiện đang có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc ở Nhật, với vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về số lượng phái cử, thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi, thích nghi nhanh với công việc. Thực tập sinh Việt Nam có mặt trên nhiều tỉnh của Nhật Bản, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi, Kansai, Hiroshima, Kyushu… Số lượng thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao về năng lực làm việc từ các chủ sử dụng lao động, do vậy số lượng Thực tập sinh sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm.
Quy trình đăng kí chương trình Thực tập sinh kỹ năng
Trước khi Xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản chính thức tuyển chọn, tất cả những ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình đi Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản sẽ được công ty sơ tuyển và sàng lọc với một quy trình nghiêm túc và chặt chẽ như sau:
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, đội ngũ cán bộ tư vấn chuyên nghiệp của công ty sẽ có mặt tại nhiều địa phương, trường dạy nghề, nhà máy xí nghiệp … tại Việt Nam để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về chương trình “Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản” cho các đối tượng có nhu cầu và những cá nhân quan tâm.
Ứng viên đến từ một số địa phương, vùng miền mà tiền lệ đã có nhiều Thực tập sinh vi phạm quy định về chương trình thực tập kỹ thuật, vi phạm luật pháp Nhật Bản, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân Nhật Bản sẽ không được chúng tôi tuyển chọn.
Để đảm bảo thông tin và sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục và quản lý, ngay từ khi đăng ký tham gia chương trình bắt buộc tất cả các ứng viên có nhu cầu khi đến đăng ký tham gia phải đi cùng cha hoặc mẹ đến Công ty để được cán bộ công ty trực tiếp tư vấn chi tiết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chương trình.
Tất cả các ứng viên khi đăng ký tham gia chương trình đều phải khai vào bản “Điều tra thông tin cá nhân” theo mẫu do Công ty cung cấp.
Trên cơ sơ những lời khai đó, cán bộ nghiệp vụ sẽ có những công đoạn điều tra, phân tích và sàng lọc về đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình, lối sống và môi trường sống, sự quan tâm của gia đình, mối quan hệ bạn bè, mức độ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với ứng viên, kinh nghiệm nghề, thói quen trong sinh hoạt và làm việc, khả năng tham gia chương trình, khả năng thích nghi với môi trường sống và làm việc tại Nhật Bản…. để bước đầu lựa chọn được những ứng viên tốt, phù hợp với các tiêu chí của Công ty.
Sau khi việc kiểm tra thông tin hoàn tất và đạt yêu cầu về hồ sơ đầu vào, ứng viên sẽ trải qua đợt kiểm tra sức khỏe và phải đạt yêu cầu về sức khỏe đối với người Việt Nam đi Tu nghiệp và thức tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo quy định.
Ứng viên đủ tiêu chuẩn về hồ sơ và sức khỏe ban đầu sẽ phải thực hiện “Bài thi năng lực đầu vào” bao gồm: trắc nghiệm tính cách, kiểm tra IQ …
Chỉ những ứng viên đạt đầy đủ điều kiện về sức khoẻ, bài thi năng lực đầu vào và những yêu cầu do Công ty đề ra sẽ được tiếp nhận để tham gia chương trình. Mặc dù đây là giai đoạn sơ tuyển ban đầu nhưng được tiến hành một cách rất nghiêm túc và chặt chẽ.

2. Tiền thân của chương trình Thực tập sinh là chương trình Tu nghiệp sinh:

Trước đây, Việt – Nhật có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước.
Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.
Kể từ năm 2009, do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, visa tu nghiệp sinh chuyển đổi thành thực tập sinh kỹ năng.
Qua đó thời gian thực tập (học việc) rút ngắn từ 1-2 năm xuống còn 1-3 tháng.

Tìm hiểu về thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản?

Một vài năm trở lại đây, trên rất nhiều website, phương tiện thông tin đại chúng có đăng tuyển lao động Nhật Bản theo chương trình Tu nghiệp sinh. Vậy, liệu người lao động có đúng được sang Nhật tho visa tu nghiệp sinh hay không?

Như các bạn cũng biết, hầu hết những người lao động sang Nhật Bản làm việc là để kiếm tiền và công việc chủ yếu là lao động phổ thông. Du bạn đi với bất kỳ hình thức nào thự tập sinh, tu nghiệp sinh hoặc thậm chí dù có là kỹ thuật viên thì về bản chất vẫn là đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Trước đây, Việt – Nhật có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước. Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.
Theo đó, những người sang Nhật theo chương trình Tu nghiệp sinh: năm đầu tiên chỉ đơn thuần là học việc, lương trợ cấp chỉ đủ ăn, và trong 3 năm tu nghiệp đo người lao động gần như không được làm thêm. Chính vì thế mà mức thu nhập theo chương trình này không để ra được nhiều.
Kể từ năm 2009, do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, kể từ đó xu hướng xuất khẩu lao động Nhật Bản rộ lên trong lớp lao động trẻ ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Hiện tại, xin VISA Thực tập sinh để đi lao động được phổ biến hơn cả, tuy nhiên do thuật ngữ này không được hay và thói quen của những người đi Tu nghiệp về nước nên ở nhiều trang tin vẫn đăng tuyển Tu nghiệp sinh Nhật Bản là vậy.
Thực ra sự nhầm lẫn giữa 2 hình thức này không gây ảnh hướng gì đến người lao động, bởi bản chất của nó là hình thức xuất khẩu lao động sang quốc gia tiên tiến hơn. Hiện tại cũng có nhiều người hiểu nhầm giữa chương trình thực tập sinh là du học vừa học vừa làm, điều này là hoàn toàn sai bởi không có chương trình du học vừa học vừa làm Nhật Bản. Thuật ngữ du học vừa học vừa làm là khi tiếp nhận sinh viên, trường xác định cho học viên học nửa buổi và làm nửa buổi ở nơi trường chỉ định. Con du học Nhật là các sinh viên đi làm “chui”.
Tóm lại,  Visa hiện tại là thực tập sinh còn các bạn có thể hiểu theo hướng Thực tập sinh hay tu nghiệp sinh đều được, có thể giải thích dễ hiểu hơn thì tu nghiệp sinh dành cho những ngành nghề yêu cầu cao về tay nghề, thực tập sinh dành với những ngành nghề đơn giản mang tính chất thực tập kỹ năng hơn như: chế biến thực phẩm, may, nông nghiệp…


3. Lương tháng khi đi XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu?

Mức lương cơ bản mà người lao động Việt thường ký với xí nghiệp Nhật nằm trong khoảng: 125.000-150.000 Yên (Tính theo tỷ giá hiện tại 180đồng/Yên,  tương đương với 22.500.000 – 27.000.000 đồng/tháng).
Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ ăn uống, chưa tính việc làm thêm và nhiều xí nghiệp trả lương cao hơn mức này. Xem chi tiết và các khoản trừ bảo hiểm, ăn ở, thuế.

4. Lao động Nhật Bản về nước giữa chừng nguyên nhân vì đâu?

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất Việt Nam, với thu nhập cao hơn hẳn so với các thị trường lao động khác, chế độ phúc lợi tốt.
Đặc biệt, khi tham gia lao động được kiểm soát đặc biệt chặt chẽ ngay từ đầu vào, đào tạo định hướng kỹ lưỡng, hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động.
Tuy vậy, không phải không có những trường hợp phải về nước giữa chừng, và người lao động bị về nước giữa chừng vì lý do này hoặc lý do khác có thể không nói đúng sự thật.

5. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không?

Từ ngày 01-11-2017 Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm so với trước đây là 3 năm. Nhật Bản cũng mở thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Từ ngày 01-11-2017 Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm so với trước đây là 3 năm. Nhật Bản cũng mở thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.

6. Không thích lao động Việt Nam nhưng Nhật Bản vẫn chỉ chọn lao động Việt

Xí nghiệp Nhật thường không thích lao động Việt vì nhiều lý do như: ăn cắp vặt, bỏ trốn, làm thì khôn lỏi, lười nhác,…, nhưng chỉ có nguồn lao động Việt Nam mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của họ.

Rất nhiều thông tin không hay trì trích lao động Việt đang làm việc tại Nhật Bản do ăn cắp, bỏ trốn, … Việc này ảnh hưởng đến Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản như thế nào? Theo xếp hạng gần đây thì Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về GDP, về nên khoa học công nghệ Nhật Bản cũng là quốc gia phát triển hàng đầu. Trong khi thu nhập tại Nhật là rất cao so với các nước nghèo, vậy tương lại Nhật Bản có tiếp nhận nguồn lao động khác ở Châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ,… thay cho Việt Nam?



Lao động Việt  lười và khôn lỏi?

Thực ra đây chỉ là đánh giá chung khi nhìn nhận vào một số bộ phận ngoài luồng. Xét về tổng thể, lao động Việt không thua kém bất cứ quốc gia nào.
Trước kia, Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng khá khiêm tốn thông qua con đường tu nghiệp sinh. Tuy mất 1 năm đầu làm việc với mức thu nhập trợ cấp nhưng năm thứ 2,3 lao động kéo lại khá nhanh so tỷ giá đồng Yên của Nhật rất cao so với các đồng tiền khác. Tu nghiệp sinh lúc đó hầu hết là những lao động chất lượng cao, tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên. Làm trong môi trường lạ, ít người Việt cũng là yếu tố khiến người Việt chăm chỉ hơn

Vài năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản nở rộ, đối tượng chủ yếu tham gia với mục đích làm kinh tế, nhiều gia đình gom góp tài chính cho con em đi với mục đích đào tạo, rèn luyện khi ở nhà đã “chơi bời”, “đập phá” quá nhiều

– Một số bộ phận người lao động ý thức kém, khi làm việc ở đâu cũng vậy, thêm nữa Nhật Bản khá xòng phẳng trong tiếp nhận lao động: kể cả không thích vẫn sẽ dùng hết hạn hợp đồng

– Chi phí tài chính đi Nhật Bản xuất khẩu lao động tương đối cao là căn nguyên  cho những thái độ lười nhác. Nếu không đảm bảo được tài chính như mong muốn, tâm lý chán  nản, chất lượng công việc kém đi, mối quan hệ chủ – tớ kém dần dẫn đến việc gì người lao động cũng có thể làm miễn sao có tiền.

Xí nghiệp Nhật bản thực sự không thích lao động Việt

Hiện tại các xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận nhiều nhất vẫn là lao động Trung Quốc và Việt Nam, họ không ưa gì nguồn lao động Trung Quốc và sau đó cũng chẳng ưa gì lao động Việt Nam. Có nghĩa là xí nghiệp Nhật Bản chẳng thích lao động từ bất cứ đâu ngoài lao động trong nước họ, bởi lao động ở đâu họ cũng thấy lười. Do vậy, chúng ta nên quen dần với những lời chê bai từ các xí nghiệp Nhật Bản và hãy cứ làm tốt công việc của mình, họ làm tốt hơn họ có quyền đánh giá chúng ta như vậy.

Không tiếp nhận lao động Việt Nam, Nhật Bản sẽ  rất khó chọn

Xét về tổng quan thị trường lao động Nhật Bản có thể thấy họ tiếp nhận chủ yếu lao động từ các quốc gia có nền văn hóa phương Đông, ngoại hình nhỏ giống với người Nhật Bản, có thể do họ cho rằng như vậy quản lý sẽ dễ dàng hơn. Hiện tại Nhật Bản đang tiếp nhận thêm một số quốc gia mới như: Thái Lan, Malaysia, Lào,… Có thể thấy đích đến cuối cùng của họ vẫn là những quốc gia châu Á

Về nguồn lao động ở châu Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, mối quan hệ ngoại giao Nhật – Trung đang rất căng  thẳng, Việt Nam vẫn có lợi thế hơn cả. Thời gian qua có nhiều nguồn thông tin rất xấu từ phía lao động Việt Nam liên quan đến việc trộm cắp, đánh người,… ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn từ phía Nhật Bản đối với lao động Việt Nam và chung hơn là người Việt. Chắc chắn họ vẫn sẽ sử dụng lao động Việt Nam nhưng chắc chắn sẽ không thể xòng phẳng trong trả lương và các chế độ phúc lợi khác

Một bộ phận người lao động đang làm xấu đi hình ảnh nước ta, gây khó khăn lớn cho các thể hệ lao động tiếp theo. Điều này nằm trong khung đào tạo lao động xuất khẩu Nhật Bản – định hướng làm việc tại Nhật. Những cam kết, định hướng có phần “ngờ ngẩn” về mức thu nhập khi làm việc tại đây nhằm thu thêm những đồng phí môi giới của những cá nhân, tổ chức xuất khẩu lao động.

Cần phải có những định hướng rõ ràng hơn đối với người lao động khi tham gia đào tạo xuất khẩu lao động Nhật Bản

Trung Quốc đang thừa hưởng công nghệ Nhật Bản


Tạo mẫu nhanh chia sẻ thông tin mới về máy in 3dmáy quét 3d.


6 việc quan trọng BẠN PHẢI BIẾT, nếu muốn đi Nhật làm việc.
5 (100%) 1 vote

6 việc quan trọng BẠN PHẢI BIẾT, nếu muốn đi Nhật làm việc.
5 (100%) 1 vote

cuong nguyen photo

Chào mừng các bạn đến với Tạo mẫu nhanh, chuyên trang tin về máy in 3d, máy quét 3d, dịch vụ và thiết bị công nghệ cao.